top of page
Coming Soon.jpg

Các chứng nhận AOP, IGP & Nông nghiệp hữu cơ: chất lượng cao cấp?
 

 

Các nhãn là phương tiện để thông báo cho người tiêu dùng về các thuộc tính của sản phẩm. Các tổ chức chứng nhận cung cấp các nhãn này  nhằm xác nhận sản phẩm có những đặc tính cụ thể được đảm bảo.

Nhưng cụ thể, những đảm bảo này là gì?

Nguồn gốc địa lý và bí quyết truyền thống là hai cam kết thường được nhắm đến bởi các chứng nhận này.

 

Theo tiêu chuẩn châu âu, đối với các sản phẩm thịt nguội, 3 nhãn chính thường được sử dụng như sau:

  • AOP: Chứng nhận xuất xứ được bảo hộ,

  • IGP: Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ,

  • Nông nghiệp hữu cơ (tuân thủ quy định nông nghiệp hữu cơ châu âu UE2018/848).

 

03 nhãn này là bằng chứng chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp châu âu, và được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu.

Mục tiêu khác nhau nhưng một đích đến chung: cho phép người tiêu chùng xác định các sản phẩm mà họ tiêu thụ.

Nhãn AOP

 

Mục đích duy trì xuất xứ các sản phẩm nông nghiệp, nghĩa là chứng nhận sản phẩm đã được sản xuất và chế biến trong một khu vực địa lý xác định.

 

Nhằm nhấn mạnh mối liên kết chặt chẽ giữa sản phẩm và vùng đất. Sự minh bạch liên quan đến bí quyết cũng được đảm bảo: Chứng nhận xuất xứ được bảo hộ là sự công nhận một sản phẩm có đặc tính từ bí quyết hữu hình và vô hình, được chia sẻ bởi các nhà sản xuất, đóng khung bởi các thông số kỹ thuật nghiêm ngặt.

Ví dụ trường hợp giăm bông Kintoa AOP.

 

Người tiêu dùng có lợi ích gì?

Nhờ vào nhãn này, người tiêu dùng nhận biết tính xác thực và đặc trưng nguồn gốc địa lý của sản phẩm, bao gồm các yếu tố tự nhiên và con người đặc trưng của một khu vực duy nhất.

 

Ở Châu Âu, hơn 904 sản phẩm thực phẩm mang nhãn AOP.

 

Nhãn IGP

 

Nhằm chỉ rõ một sản phẩm có những đặc tính gắn liền với vị trí địa lý. Yêu cầu của nhãn này là sản phẩm phải được hoặc sản xuất, hoặc chế biến tại địa điểm được yêu cầu bởi nhãn này. Tất cả các sản phẩm có cùng quy trình sản xuất hoặc chế biến không được thực hiện trong giới hạn địa điểm không thể được xem như tham gia IGP. Địa điểm được chỉ định được xem như là nơi duy nhất tạo ra sản phẩm xứng đáng với nhãn hiệu.

Công thức có thể bị đánh cắp và sản xuất ở một vùng khác nhưng kết quả sẽ không giống nhau.

 

Nhãn IGP đảm bảo khái niệm về bản sắc và bí quyết của vùng.

Như trường hợp giăm bông Bayonne, có nhãn hiệu IGP do nguồn gốc, lịch sử và truyền thống gắn liền với vùng đất.

 

Người tiêu dùng có lợi ích gì?

Người tiêu dùng mua một sản phẩm có nguồn gốc địa lý nhất định sở hữu những chất lượng, danh tiếng hoặc đặc điểm liên quan đến nơi xuất xứ này.

 

Ở Châu Âu, hơn 670 sản phẩm thực phẩm mang nhãn IGP.

 

Nhãn hiệu từ nông nghiệp hữu cơ (AB)

 

Một sản phẩm được gọi là “hữu cơ” làm một sản phẩm tự nhiên: ngoài những sản phẩm khác không có bất kỳ phân bón, hoặc thuốc trừ sâu tổng hợp (hoác bất cứ sản phẩm hóa học hoặc biến đổi gen – OGM). Do đó, nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp sản xuất nông nghiệp tôn trọng sự cân bằng tự nhiên.

 

Nhãn hữu cơ tập hợp một số đảm bảo nhất định, được khuyến khích bởi:

  • Sử dụng có trách nhiệm năng lượng và các tài nguyên tự nhiên,

  • Duy trì sự đa dạng sinh học ,

  • Đảm bảo sự cân bằng sinh thái vùng,

  • Cải thiện độ phì nhiêu của đất,

  • Duy trì chất lượng nước. 

 

Hơn nữa, những quy định áp dụng cho nông nghiệp hữu cơ giúp mức độ sung túc của động vật ở mức cao hơn và buộc nông dân phải đáp ứng các nhu cầu về tập tính cụ thể của động vật.

 

Người tiêu dùng có lợi ích gì?

Ngoài việc giảm ô nhiễm đáng kể, duy trì đất và nước ngầm, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo người tiêu dùng một sản phẩm lành mạnh và tôn trọng cơ thể.

 

Tóm lại, nhãn Nông nghiệp hữu cơ tạo ra một thị trường công bằng cho nhà sản xuất, nhà phân phối, thương nhân cũng như nguoafi tiêu dùng cuối.

 

CÁC NHÃN NÀY CÓ ĐƯỢC KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN KHÔNG?

 

Ở Châu Âu, việc sử dụng các nhãn này được giám sát nghiêm ngặt, bởi vì đây là những bằng chứng xác thực về chất lượng cho người tiêu dùng cuối.

 

Ngoài các kiểm tra chất lượng cụ thể cho các ngành khác nhau (heo, v.v...) được thực hiện ở quy mô quốc gia hoặc nội bộ (quy trình riêng của mỗi doanh nghiệp), các đơn vị liên quan đến nhãn phải tôn trọng 3 mức độ kiểm tra để đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng:

  • Tự kiểm tra, đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong quá trình sản xuất,

  • Kiểm soát nội bộ, trong một quá trình cải tiến liên tục,

  • Và kiểm soát bên ngoài: bởi các cơ quan chứng nhận được công nhận bởi các cơ quan công quyền.

 

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

 

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một trong những bước quan trọng cho an toàn thực phẩm. Việc này cho phép theo dõi từng bước đi của thực phẩm trong chuỗi sản xuất và phân phối.

Mục đích chính của việc kiểm tra là tìm ra nguồn gốc. Nhưng cũng để thu hồi sản phẩm có thể gây rủi ro đến sức khỏe.

 

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm  diễn ra trong  trong tất cả các nhãn được đề cập và được chi phối bởi các tiêu chuẩn cũng như kiểm soát ở quy mô quốc gia và châu âu.

Liên minh Châu Âu thường xuyên thực hiện kiểm tra thực phẩm (và tất cả các chuỗi sản xuất và phân phối) để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hiện hành.

 

Tiêu chuẩn gắn nhãn gắn liền với chất lượng, nhãn và truy xuất nguồn gốc thực phẩm; các quy tắc này được áp dụng trong tất cả các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Nhiều thực phẩm bắt buộc phải có nguồn gốc xuất xứ (thịt bò, thịt heo, gia cầm, cừu, dê, v.v...)

 

Bonus: Bây giờ, các bạn đã biết tất cả về các nhãn chất lượng châu âu, hãy bắt đầu chuẩn bị món choucroute (bắp cải muối chua) cho bữa trưa tiếp theo.

Một món đặc trúng châu âu:

 

Món ăn này được làm từ bắp cải và xúc xích, món này hiện nay đang là đặc trưng ẩm thực của Đức và miền đông nước Pháp, nhưng hãy tưởng tượng trước khi xuất hiện trên đĩa ăn của châu âu, choucroute đã được tạo ra trên bức tường Trung Quốc.

Câu chuyện được kể lại rằng những công nhân làm việc ở công trường; ở trên núi; ở Vạn lý trường thành của Trung Quốc đang kiếm thức ăn bảo quản được lâu, và phát hiện ra rằng bắp cải là một loại rau tuyệt vời để muối.

Sau nhiều lần chinh phục, bí quyết để muối đã dần dần đi đến phía tây để đến Đức, nơi làm chủ nghệ thuật muối.

 

bottom of page